VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU Ở PHỤ NỮ CHO CON BÚ

  1. TÌNH HUỐNG KHÁCH HÀNG

Khách hàng là phụ nữ đang cho con bú, bắt đầu từ chiều có dấu hiệu sốt nhẹ, bí tiểu và đau tức vùng bụng dưới. Khách hàng tìm đến dược sĩ để nhờ tư vấn đi khám những gì và dùng thuốc ra sao.

  1. TƯ VẤN CỦA DƯỢC SĨ

Liên quan đến bí tiểu, Dược sĩ nghĩ đến 2 trường hợp rất có khả năng xảy ra là viêm bang quang hoặc sỏi thận. Do đó dược sĩ có khai thác thêm về triệu chứng đau lưng, lượng nước uống, màu nước tiểu, tiền sử sỏi thận, tiền sử viêm bàng quang. Câu trả lời nhận được bao gồm nước tiểu ít, màu vàng sẫm, nóng rát, không đau lưng và cũng có tiền sử cả 2 bệnh này. Chính vì vậy, Dược sĩ tư vấn bước tiếp theo nên đi siêu âm kiểm tra để loại trừ nguyên nhân do sỏi đang ở niệu quản hoặc niệu đạo gây bí tiểu, đau tức cũng như xây xát đường tiểu gây viêm nhiễm… Kết quả thăm khám siêu âm cho thấy không có sỏi thận, và nhận được kết luận Viêm bàng quang, đơn thuốc được bác sĩ kê tại phòng khám bao gồm Levofloxacin, Nospa, hạ sốt Paracetamol. Vì khách hàng đang cho con bú nên Dược sĩ thay thế Levofloxacin bằng Augmentin, dặn dò cách cho bé bú trong thời gian dùng thuốc kèm theo giải thích với khách hàng về nguyên nhân dẫn đến viêm bàng quang cũng như tại sao viêm bàng quang hay gặp ở nữ giới và dễ bị tái đi tái lại. Từ đó Dược sĩ tư vấn khách hàng cần uống đủ nước, không nhịn tiểu, lưu ý trong việc lựa chọn dung dịch vệ sinh phù hợp và bổ sung men vi sinh âm đạo để cung cấp lợi khuẩn âm đạo nhằm rút ngắn thời gian sử dụng thuốc và kéo dài khoảng cách bị giữa các lần.

Sau một ngày rưỡi dùng thuốc, khách hàng đã không còn đau tức bụng, hết sốt và khỏi bí tiểu. Dược sĩ tư vấn dùng đủ liệu trình kháng sinh, có thể dừng Nospa và lưu ý bổ sung men vi sinh âm đạo theo đúng lộ trình đã trao đổi trước đó. Cho đến hiện tại, sau hơn 2 năm tuân thủ liệu trình đồng thời vẫn duy trì sinh hoạt quan hệ vợ chồng bình thường, khách hàng vẫn không có bất cứ biểu hiện khó chịu hoặc dấu hiệu tái phát nào như trước đây nữa các bạn ạ!

——————————

Bài viết được biên soạn bởi DSĐH Trần Thị Phương Trang – Giám đốc đào tạo MPR Academy. Mọi thông tin sao chép cần ghi rõ nguồn trong đầu bài viết.
? Đón xem các buổi LIVESTREAM của Dược Sĩ Phương Trang về những chủ đề tư vấn chăm sóc sức khỏe tại group TỦ THUỐC THÔNG THÁI https://www.facebook.com/groups/tuthuocthongthai
? Website: www.aloduocsi.com
☎ Hotline: 0988033572

VIÊM HỌNG & CÁCH ĐIỀU TRỊ

Viêm họng là bệnh phổ biến nhất trong nhóm bệnh viêm đường hô hấp. Nguyên nhân viêm họng có thể do nhiễm VIRUS, VI KHUẨN, DẠ DÀY, NẤM hoặc có thể kết hợp các nguyên nhân trên. Triệu chứng của viêm họng cũng vì thế mà khá đa dạng và đôi khi khó phân biệt. Chính vì vậy, cách điều trị tương ứng với mỗi nguyên nhân triệu chứng sẽ có đôi chút khác biệt như sau:

  1. VIÊM HỌNG DO VIRUS

Theo thống kê của các tổ chức y tế uy tín, 90% viêm họng có nguyên nhân ban đầu là virus. Bệnh này thường có các biển hiện như đau rát họng nhiều, cảm giác sưng, sốt hoặc không sốt, có thể kèm theo ho, thường là không đờm hoặc đờm mũi trong loãng và không có dấu hiệu khò khè khó thở. Việc điều trị chủ yếu để làm giảm triệu chứng đau rát họng và ngăn ngừa nguy cơ chuyển thành viêm họng do vi khuẩn cũng như viêm phế quản. Điểm đáng lưu ý trong khi điều trị là không dùng kháng sinh nếu chưa có dấu hiệu nhiễm khuẩn. Các thuốc và sản phẩm thường được sử dụng bao gồm:

  • Nước súc miệng (Iod, chlorhexidin)
  • Chống viêm (alphachymotrysin, corticoid)
  • Xịt họng (Keo ong, Nano bạc, Betadine)
  • Xịt rửa mũi (NMSL, muối biển, chất co mạch –zolin, corticoid…)
  • Viên ngậm (Keo ong, Thảo dược, Tyrothricin, Benzooat…)
  • Siro ho (thảo dược, dextromethorphan…)
  • Tăng đề kháng (Vitamin C, Kẽm, sữa non…)

Để việc tuân thủ điều trị được tốt nhất, dược sĩ cũng cần chia sẻ với khách hàng về diễn biến của bệnh khi hoàn toàn có nguy cơ chuyển từ virus sang bội nhiễm vi khuẩn nếu sức đề kháng không tốt cũng như thiếu tích cực trong quá trình điều trị bao gồm không súc miệng, không giữ ấm, không xịt rửa mũi…

  1. VIÊM HỌNG DO VI KHUẨN

Tại Việt Nam, tỉ lệ viêm họng do vi khuẩn rất cao một phần do yếu tố môi trường, một phần do những sai lầm trong quan điểm phòng và điều trị ở một lượng lớn bộ phận khách hàng cũng như đội ngũ chuyên môn. Biểu hiện viêm họng do vi khuẩn cũng khá điển hình ngoài đau rát họng nhiều, cảm giác sưng như virus thì thường kèm theo ho nhiều, sốt cao, đờm đặc quánh xanh vàng kèm theo nước mũi nhiều, đặc vàng xanh nhưng không có biểu hiện khò khè khó thở. Các thuốc và sản phẩm thường được chỉ định, bao gồm:

  • Kháng sinh (B-lactam, Macrolid)
  • Chống viêm (alphachymotrysin, corticoid)
  • Nước súc miệng (Iod, clohexidin)
  • Xịt họng (Keo ong, Nano bạc, Betadine
  • Xịt rửa mũi (NMSL, muối biển, chất co mạch –zolin, corticoid)
  • Viên ngậm (Keo ong, Thảo dược, Tyrothricin, Benzooat…)
  • Siro ho (thảo dược, dextromethorphan…)
  • Tăng đề kháng (Vitamin C, Kẽm, Sữa non…)
  1. VIÊM HỌNG DO DẠ DÀY

Viêm họng liên quan đến dạ dày (trào ngược, đau dạ dày, viêm loét dạ dày, tiền sử dạ dày…) vốn không còn xa lạ trong những năm gần đây. Do đó việc khai thác hỏi bệnh ở đối tượng đau rát họng nhất là ở người lớn cần bổ sung thêm các dấu hiệu của bệnh dạ dày như: có ợ hơi ợ chua, có đau tức vùng thượng vị, có đau tức ngực, có cảm giác buồn nôn khi nằm hay thường xuyên nôn khan vào sáng sớm… Chính vì vậy, việc điều trị viêm họng liên quan đến dạ dày ngoài các Thuốc và các sản phẩm hỗ trợ viêm họng sẽ bổ sung thêm các phân liên quan đến dạ dày, bao gồm:

  • PPI
  • Trung hòa acid
  • Sản phẩm hỗ trợ: Omega3, tuần hoàn não, nghệ, mật ong…
  • Phác đồ HP (Nếu có liên quan đến HP)

Hiệu quả điều trị viêm họng trong tình huống này phụ thuộc rất lớn vào điều trị dạ dày, trong khi đó để dứt điểm bệnh dạ dày cần sự phối hợp của cả 4 yếu tố: Thuốc & sản phẩm hỗ trợ, Thức ăn cũng như chế độ ăn uống tốt, đặc biệt là Tinh thần và cuối cùng là Tập luyện. Do đó, rất cần sự hướng dẫn chi tiết của dược sĩ và sự tuân thủ tốt của khách hàng để đem lại hiệu quả điều trị cao nhất.

  1. VIÊM HỌNG DO NẤM

Viêm họng do nấm không quá phổ biến như 3 nguyên nhân trên, nên ít được nghĩ đến trong quá trình điều trị, từ đó đem đến nhiều phiền toái cho khách hàng, khiến bệnh càng ngày càng nặng hơn (nhất là trong trường hợp khách hàng thường xuyên sử dụng corticoid để giảm triệu chứng ngứa rát khiến nấm có cơ hội phát triển mạnh mẽ). Triệu chứng điển hình của viêm họng do nấm là gốc lưỡi có rêu trắng, miệng hôi, khàn tiếng (do nấm bao quanh dây thanh quản), đờm trắng đục đặc dính, ngứa rát họng và ho nhiều. Trong tình huống này, dược sĩ chỉ có thể tư vấn các sản phẩm hỗ trợ như nước súc miệng, viên ngậm và nên khuyên khách hàng đi nội soi họng để biết mức độ viêm nhiễm, từ đó bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp bao gồm kê đơn kháng nấm hoặc có thể kết hợp tiểu phẫu bóc tách trong trường hợp nấm dày. Nếu thời gian dùng thuốc kháng nấm kéo dài, khả năng ảnh hướng đến gan lớn, dược sĩ có thể tư vấn thêm các sản phẩm bổ gan để giảm bớt tác dụng không mong muốn, hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị của khách hàng.

————————–

Bài viết được biên soạn bởi DSĐH Trần Thị Phương Trang – Giám đốc đào tạo MPR Academy. Mọi thông tin sao chép cần ghi rõ nguồn trong đầu bài viết.

? Đón xem các buổi LIVESTREAM của Dược Sĩ Phương Trang về những chủ đề tư vấn chăm sóc sức khỏe tại group TỦ THUỐC THÔNG THÁI https://www.facebook.com/groups/tuthuocthongthai
? Website: www.aloduocsi.com
☎ Hotline: 0988033572

SỐT & HẠ SỐT TRẺ EM – NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

Sốt là một tình trạng toàn thân, khi thân nhiệt cao hơn lúc bình thường (37.50C nếu đo ở miệng, 380C nếu đo ở hậu môn). Sốt có thể là biểu hiện của nhiễm virus, vi khuẩn… hoặc cũng có thể là biểu hiện của bệnh lý khác như ung thư, dị ứng, rối loạn nội tiết…Sốt có một vai trò tích cực như rào chắn của cơ thể chống lại một số bệnh nhiễm trùng.

LÀM GÌ KHI TRẺ BỊ SỐT?

1..Khi trẻ bị sốt nhẹ (37.5-<38.5)
Cho trẻ mặt quần áo thoáng hoặc chỉ cần cởi bớt quần áo theo dõi thân nhiệt và cho trẻ uống nhiều nước. Với trẻ dưới 12 tháng cần tăng cường bú mẹ thay vì khuyến khích trẻ ăn thức ăn.

2.Khi trẻ bị sốt vừa (38.5-39)
– Cởi bớt quần áo, cho trẻ mặc đồ mỏng và rộng để dễ thoát nhiệt.
– Cho trẻ nằm ở nơi thoáng mát, giảm nhiệt trong phòng.
– Cho trẻ uống nhiều nước, cân nhắc bù điện giải
– Cho trẻ dùng thuốc hạ sốt (nên ưu tiên sử dụng Paracetamol thay vì Ibuprofen, không tùy tiện kết hợp 2 loại thuốc hạ sốt)
– Ngoài thuốc, có thể kết hợp hạ sốt cho trẻ bằng các phương pháp vật lý khác như da tiếp da hoặc lau mát cho trẻ bằng nước ấm. Lưu ý không dùng nước lạnh, cồn hay dấm để lau trẻ, ngưng lau khi nhiệt độ bé xuống dưới 38,50C hoặc sau khi đã lau 30 phút.

3. Khi trẻ bị sốt cao (39-400C) hay sốt rất cao (>400C):
Sử dụng các biện pháp hạ nhiệt như trên để hạ sốt tạm thời và đưa trẻ khám tại cơ sở y tế để tìm hiểu nguyên nhân và có chỉ định phù hợp từ bác sĩ.

MIẾNG DÁN HẠ SỐT

Những năm gần đây, một trong những sản phẩm được các mẹ quan tâm nhiều là miếng dán hạ sốt. Có thể nói, miếng dán hạ sốt là một trong những “vị cứu tinh” cho nhiều gia đình khi có con nhỏ bị sốt vì cho rằng tiện lợi, và không có tác dụng phụ, không lo biến chứng. Tuy nhiên các mẹ cũng cần nắm rõ 1 số đặc điểm sau để việc sử dụng đem lại hiệu quả cao nhất.

1. Thành phần chủ yếu của miếng dán là Hydrogel, mát lạnh và dễ đem lại lầm tưởng là có tác dụng hạ sốt. Tuy nhiên, trên thực tế, miếng dán cho khả năng hạ sốt rất hạn chế và đến nay chưa có một công trình nghiên cứu khoa học có giá trị nào chứng minh được miếng dán hạ sốt có thể thay được thuốc trong điều trị sốt ở trẻ em. Do đó, chỉ nên dùng miếng dán như một biện pháp hỗ trợ các biện pháp hạ sốt khác (nới lỏng quần áo, da tiếp da, lau nách và bẹn bằng nước ấm, dùng thuốc hạ sốt khi nhiệt độ trên 38.5…).

2. Ngoài ra, một số miếng dán hạ sốt sử dụng tinh dầu với mục đích khi bốc hơi sẽ giúp hạ nhiệt. Nổi bật là tinh dầu bạc hà như menthol, có khả năng kích ứng mạnh. Những tinh dầu này dễ dàng thấm vào da gây dị ứng cho trẻ. Các bác sĩ không khuyến khích dùng cho trẻ vì da bé rất nhạy cảm nên dễ gây kính ứng da, đôi khi có thể ảnh hưởng đến chức năng hô hấp ở trẻ sơ sinh.

LỜI KHUYÊN DÀNH CHO BỆNH NHÂN

  • Chú ý những dấu hiệu cảnh báo như mê sảng, nôn ói, tiêu chảy…
  • Cân nhắc dùng thuốc hạ sốt ngay khi 380C đối với người có tiền sử co giật.
  • Sử dụng điện giải đúng cách
  • Chỉ nên dùng Ibuprofen khi không đáp ứng với Paracetamol và chắc chắn không phải sốt xuất huyết.

——————————

Bài viết được biên soạn bởi DSĐH Trần Thị Phương Trang – Giám đốc đào tạo MPR Academy. Mọi thông tin sao chép cần ghi rõ nguồn trong đầu bài viết.

? Đón xem các buổi LIVESTREAM của Dược Sĩ Phương Trang về những chủ đề tư vấn chăm sóc sức khỏe tại group TỦ THUỐC THÔNG THÁI https://www.facebook.com/groups/tuthuocthongthai
? Website: www.aloduocsi.com
☎ Hotline: 0988033572

KHÔ MẮT & NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

Nước mắt có nhiệm vụ ngăn ngừa khô mắt, cung cấp dinh dưỡng oxy , bôi trơn & làm nhẵn bề mặt mắt giúp ánh sáng khúc xạ, cũng như ngăn ngừa nhiễm trùng và làm lành tổn thương. Màng nước mắt được cấu tạo gồm 3 lớp: Lớp mỡ (làm chậm bay hơi nước mắt), lớp nước và lớp nhầy mucin (tạo nền ngăn giác mạc để 2 lớp còn lại tạo màng phim). Khô mắt là biểu hiện xảy ra khi không tạo đủ lượng nước mắt cần thiết hoặc nước mắt bay hơi quá nhanh.

Khô mắt gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, điển hình như cảm giác khô như có cát trong mắt, mí mắt dính chặt khi thức dậy, nhìn mờ (đỡ hơn khi nhấp nháy mắt), sưng mắt, đỏ mắt, rát mắt và thỉnh thoảng có đợt chảy nước mắt.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến khô mắt, phổ biến nhất là liên quan đến công việc ngồi máy tính nhiều, môi trường sống có khí hậu khô hanh, đeo kính áp tròng, và cũng có thể do thiếu vitamin cần thiết cho mắt. Việc dùng một số thuốc như chống dị ứng kháng histamin H1 thế hệ 1 (Alimemazine, Diphenhydramine, Promethazine…), chẹn Beta, chống trầm cảm…  cũng khiến cho khô mắt xảy ra. Ngoài ra nếu mắc phải bệnh viêm mí mắt, tăng nhãn áp… cũng sẽ dẫn đến tình trạng khô mắt.

Tùy từng nguyên nhân cũng như mức độ, khô mắt có nhiều hướng điều trị khác nhau. Phổ biến nhất vẫn là dùng nước mắt nhân tạo, giảm tần suất ngồi máy tính và hạn chế tiếp xúc với các tác nhân dị ứng từ môi trường. Có thể kết hợp với thuốc kháng viêm (nếu có viêm) và bổ sung các sản phẩm bổ mắt (Fish oil, Omega3, Lutein, Zeaxanthin…). Thủ thuật đặt nút ống lệ (punctal plug) cũng có thể được sử dụng trong một số trường hợp cần thiết.

Về nước mắt nhân tạo – toàn bộ là các thuốc OTC dược sĩ nhà thuốc có thể bán không cần đơn, thành phần có thể là các dẫn xuất cellulose (Hydroxyethylcellulose, Hydroxypropyl Methylcellulose), Natri hyaluronat, Propylene glycol… Nước mắt nhân tạo cũng được chia ra thành 2 loại : loại có chất bảo quản (benzalkonium chlorid, cetrimonium, perborate Na, SOC: stabilized oxychloro complex) được dùng trong trường hợp khô mắt mức độ nhẹ, không cần nhỏ nhiều lần trong ngày và loại không có chất bảo quản dùng cho trường hợp khô mắt mức độ trung bình/ nặng cần nhỏ ít nhất 4l/ngày. Trên thực tế, không có chế phẩm nào tốt cho mọi dạng khô mắt và có thể phải thử nhiều loại mới tìm ra loại thích hợp các bạn nhé!

————————

Bài viết được biên soạn bởi DSĐH Trần Thị Phương Trang – Giám đốc đào tạo MPR Academy. Mọi thông tin sao chép cần ghi rõ nguồn trong đầu bài viết.
? Đón xem các buổi LIVESTREAM của Dược Sĩ Phương Trang về những chủ đề tư vấn chăm sóc sức khỏe tại group TỦ THUỐC THÔNG THÁI https://www.facebook.com/groups/tuthuocthongthai
? Website: www.aloduocsi.com
☎ Hotline: 0988033572

XỬ LÝ CHỐC LỞ TRẺ EM

  1. Tình huống

Bé trai 22 tháng, ở cổ tay ban đầu có vết ngứa sau gãi tạo thành vết xước tròn nhỏ, sau 2 hôm vết sưng to và có bóng nước rồi vỡ ra, mẹ ra nhà thuốc mua chế phẩm có hoạt chất nano bạc về bôi nhưng vết hiện tại không có tiến triển nhiều kèm theo xuất hiện một vài nốt mới ở lòng bàn tay và chân. Mẹ bé inbox cho Dược sĩ Phương Trang nhờ tư vấn.

  1. Dược sĩ tư vấn

Với hình ảnh nhận được kèm theo triệu chứng của khách hàng mô tả, dựa vào kinh nghiệm của mình dược sĩ nhận định đây có thể là bệnh CHỐC, do đó dược sĩ trao đổi với khách hàng về việc sử dụng kháng Histamin để giảm ngứa, sát khuẩn ngoài da, BÔI Tyrosur hoặc đi khám da liễu để được kê đơn kháng sinh bôi phù hợp (Fucidin…). Khách hàng sau khi đi khám được bác sĩ kê sát khuẩn và kháng sinh bôi Tyrosur, khách hàng bôi và nhận xét có tiến triển nhưng rất chậm và điều mà khách hàng lo lắng nhất là chưa có dấu hiệu dừng việc lây lan sau 5 ngày sử dụng. Khách hàng tiếp tục inbox ALO DƯỢC SĨ, được ALO DƯỢC SĨ chia sẻ về thời gian và tiến triển của bệnh, khuyên KH vẫn tiếp tục bôi Tyrosur và thay đổi dung dịch sát khuẩn thông thường sang loại dung dịch sát khuẩn điện hóa MAXIBAC SPRAY không gây xót rất phù hợp với trẻ em, chưa kể hiệu quả với cả virus – vi khuẩn – nấm và đặc biệt là không ảnh hưởng đến mô hạt giúp nhanh liền vết thương. Khách hàng thực hiện 100% theo hướng dẫn của ALO DƯỢC SĨ và kết quả sau 5 ngày vô cùng ẩn tượng khi vết thương ban đầu khô se hoàn toàn, từ đó đến nay không xuất hiện thêm bất kỳ các nốt nào mới.

————————–
? Đón xem các buổi LIVESTREAM của DS Phương Trang về những chủ đề tư vấn chăm sóc sức khỏe tại group TỦ THUỐC THÔNG THÁI https://www.facebook.com/groups/tuthuocthongthai
? Website: www.aloduocsi.com
☎ Hotline: 0988033572

XỬ LÝ ĐI NGOÀI PHÂN LỎNG Ở TRẺ SƠ SINH

  1. TÌNH HUỐNG KHÁCH HÀNG

Khách hàng có con nhỏ 3 tháng tuổi, cách đó 3 tuần con có đi ngoài khoảng 6 lần/ngày, phân bọt nhầy. Đi khám tại viện NTW được chẩn đoán loạn khuẩn và kê đơBiseptol, Men vi sinh và Hydraserc. Sau khi uống được 5 ngày bé có giảm số lần đi ngoài, ngày thứ 6 không đi lần nào, sau đó bé tiếp tục đi phần nhầy 2l/ngày. Khách hàng tiếp tục đưa bé đi khám thì được bác sĩ kê tiếp tục uống Biseptol, MVS và Hydraserc. Uống được 3 hôm bé vẫn tiếp tục đi ngoài 3-4l/ngày, phân có cải thiện đỡ nhầy bọt. Lúc này khách hàng tìm đến Dược sĩ Phương Trang nhờ tư vấn.

  1. TƯ VẤN CỦA DƯỢC SĨ

Vì bệnh nhân dưới 6 tháng tuổi, dược sĩ khai thác các thông tin liên quan đến tính chất phân, các biểu hiện kèm theo (sốt, nôn trớ…), việc tăng cân, biểu hiện ăn ngủ của bé, bé dùng sữa mẹ hay sữa ngoài, đã dự phòng Rotavirus hay chưa… Với câu trả lời nhận được là bé bú sữa mẹ hoàn toàn, phân hơi lẫn nhầy bọt, không sốt, không nôn trớ, bé vẫn ăn ngủ tốt, tăng cân đều đặn (trung bình 0.9kg/tháng), đã hoàn thành việc nhỏ Rotavirus => Dược sĩ kết luận việc đi ngoài của bé phần nhiều liên quan đến sinh lý (không phải bệnh lý) do hệ đường ruột đang làm quen với các nhân tố mới, theo thời gian việc đi ngoài sẽ ổn định dần do đó Dược sĩ tư vấn bé có thể dừng kháng sinh và Hydraserc. Tuy nhiên vì bé đã dùng kháng sinh trước đó, cộng với mẹ một mình chăm con rất vất vả, nên Dược sĩ quyết định cho bé bổ sung 2 loại: Men vi sinh (cung cấp lợi khuẩn – cân bằng hệ vi sinh và tăng miễn dịch tiêu hóa => tham khảo bài cơ sở lựa chọn men vi sinh tốt) và Kẽm nhỏ giọt (loại dùng được cho trẻ sơ sinh – mục đích giảm số lần đi ngoài và phòng ngừa tiêu chảy). Song song đó, Dược sĩ cũng hướng dẫn mẹ trong chế độ ăn uống (hạn chế các loại rau lang, bưởi, ăn ít một các đồ hải sản,…) và nên đưa bé đi khám hoặc liên hệ ngay với dược sĩ khi có một trong các dấu hiệu bất thường (sốt cao, mệt mỏi li bì, đi ngoài kèm theo nôn trớ, phân lẫn nhầy máu, tăng cân chậm hoặc không tăng cân (dưới 0.8kg/tháng với trẻ dưới 3 tháng và dưới 0.5kg/tháng với trẻ 4-6 tháng …)

Sau 5 ngày dừng kháng sinh và Hydraserc kết hợp nhỏ kẽm và bổ sung men vi sinh, bé bắt đầu giảm số lần đi ngoài còn 1-2 lần/ngày, phân cũng bắt đầu giảm nhầy bọt. Dược sĩ hướng dẫn lộ trình dùng tiếp theo cho bé và tư vấn thêm cho mẹ bé tiếp tục dùng Canxi, bổ sung các loại vitamin tổng hợp cho PN đang cho con bú và Omega 3 để bồi bổ cơ thể, thoải mái tinh thần đồng thời tăng chất lượng sữa mẹ.

——————————

Bài viết được biên soạn bởi DSĐH Trần Thị Phương Trang – Giám đốc đào tạo MPR Academy. Mọi thông tin sao chép cần ghi rõ nguồn trong đầu bài viết.
? Đón xem các buổi LIVESTREAM của Dược Sĩ Phương Trang về những chủ đề tư vấn chăm sóc sức khỏe tại group TỦ THUỐC THÔNG THÁI https://www.facebook.com/groups/tuthuocthongthai
? Website: www.aloduocsi.com
☎ Hotline: 0988033572

3 SAI LẦM “ĐÁNG TRÁCH” KHI SỬ DỤNG KHÁNG SINH

Trong nhiều năm gần đây, việc xuất hiện vi khuẩn đa kháng do sử dụng kháng sinh bừa bãi đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Đáng buồn vì không chỉ người ngoài ngành do không có đủ chuyên môn, mà một lượng lớn người trong ngành với tâm lý đánh bao vây, đánh phủ đầu cũng “góp phần” khiến mức báo động ngày càng tăng cao. Một trong những mong muốn của tôi khi theo đuổi lĩnh vực tư vấn chăm sóc sức khỏe là quyết tâm “chung tay” đẩy lùi thực trạng này, bắt đầu bằng việc tránh mắc 3 sai lầm dưới đây khi sử dụng kháng sinh nhé!

Dùng kháng sinh trong mọi trường hợp viêm họng

Theo thống kê của WHO, 80-90% bệnh viêm họng có nguyên nhân ban đầu bởi virus. Ngoài ra, các bệnh liên quan đến dạ dày như hội chứng trào ngược dạ dày thực quản (GERD), đau dạ dày, viêm loét dạ dày… cũng là một trong nguyên nhân cũng như tác nhân khá phổ biến gây nên bệnh viêm họng bên cạnh vi khuẩn. Chưa kể trong một số ít trường hợp viêm họng là do nấm gây ra. Điều đó lý giải tại sao việc sử dụng kháng sinh trong mọi trường hợp viêm họng là rất không cần thiết, nhất là ở trẻ em. Nếu bé trên một tuổi, giải pháp tốt nhất để hạn chế việc sử dụng kháng sinh khi chưa cần thiết (kể cả với nhiễm khuẩn nhẹ) là sử dụng các chế phẩm từ keo ong. Thêm vào đó việc xịt rửa mũi (khuyến nghị STERIMAR baby/ STERIMAR Cu/ STERIMAR Mn/ STERIMAR Blocknose… tùy từng trường hợp) nếu bé có dấu hiệu chảy nước mũi, ngứa mũi, đờm mũi đặc… và kết hợp thêm tăng đề kháng – bạn sẽ rất bất ngờ về kết quả mang lại dù không hề sử dụng đến kháng sinh.

Rắc kháng sinh lên vết thương

Việc rắc bột kháng sinh vào vết thương hở, vết bỏng… để chóng khô được rất nhiều người truyền tai nhau như “kinh nghiệm quý” và đương nhiên, họ không biết rằng đó là việc làm hết sức sai lầm và gây ra hậu quả khôn lường. Bởi việc khô vết thương chỉ là cảm giác bề ngoài do bột kháng sinh trộn với máu, dịch tạo thành một màng khô ngay mặt ngoài. Chính màng này như một hàng rào vật lý làm cản trở việc thâm nhập của các yếu tố bảo vệ đến vết thương như: máu, kháng thể, bạch cầu, kháng sinh đường uống; đồng thời hạn chế lên mô hạt và kéo da non (sự lành vết thương); làm phản ứng viêm tại chỗ tăng lên lớp vỏ khô dày sẽ cản trở gây ứ đọng dịch viêm. Có những trường hợp vết thương rộng, sau rắc thuốc vài ngày sẽ nóng đỏ lên do bị nhiễm khuẩn, người bệnh có sốt. Khi lột lớp vỏ đó ra thì bên dưới có nhiều mủ và mô hoại tử… Ngoài ra, việc rắc bột kháng sinh làm kích thích da và phản ứng viêm tại chỗ nên dễ gây ra phản ứng dị ứng và tình trạng sốc phản vệ mà hậu quả có khả năng dẫn đến tử vong.

Dùng kháng sinh cho các bệnh virus

Nguyên tắc đầu tiên khi sử dụng kháng sinh CHỈ DÙNG KHÁNG SINH KHI CÓ NHIỄM KHUẨN. Do đó với những bệnh liên quan đến VIRUS như thủy đậu, chân tay miệng, đau mắt đỏ, quai bị, sốt phát ban, sốt xuất huyết… nếu không có dấu hiệu bội nhiễm thì việc dùng kháng sinh là RẤT KHÔNG CẦN THIẾT, và cũng không có khái niệm dùng kháng sinh để dự phòng nhiễm khuẩn trong những tình huống này. Điều trị các bệnh này, chủ yếu dùng liệu pháp hỗ trợ tăng cường miễn dịch, xử lý các triệu chứng, và sau khi hết chu kỳ (khoảng 7-10 ngày) virus suy yếu bệnh sẽ khỏi hẳn.

————————–

Bài viết được biên soạn bởi DSĐH Trần Thị Phương Trang – Giám đốc đào tạo MPR Academy. Mọi thông tin sao chép cần ghi rõ nguồn trong đầu bài viết.

? Đón xem các buổi LIVESTREAM của Dược Sĩ Phương Trang về những chủ đề tư vấn chăm sóc sức khỏe tại group TỦ THUỐC THÔNG THÁI https://www.facebook.com/groups/tuthuocthongthai
? Website: www.aloduocsi.com
☎ Hotline: 0988033572

CORTICOID TẠI CHỖ – HIỂU ĐÚNG & DÙNG ĐÚNG

Corticoid hay còn gọi là chống viêm Steroid (để phân biệt với chống viêm NSAID) là một hoạt chất rất phổ biến trong đơn thuốc của các bác sĩ cũng như tại nhà thuốc. Corticoid nói chung đều làm giảm triệu chứng rất nhanh đối với các trường hợp viêm, dị ứng… đặc biệt là với các biểu hiện ngoài da như ngứa, khô nẻ, chàm… Chính vì lẽ đó mà đôi khi corticoid bị lạm dụng quá mức dù tác dụng không mong muốn của nó rất nhiều và không dễ để kiểm soát.

Với các chế phẩm corticoid dùng tại chỗ, viêc lạm dụng đang rất đáng báo động. Dược sĩ cần hiểu rất rõ dù là dạng dùng tại chỗ nhưng không có nghĩa là không hấp thu toàn thân nếu dùng trên diện rộng và ở những vùng da/ niêm mạc mỏng manh. Chưa kể hoạt lực của corticoid là rất khác nhau, không chỉ phân biệt dựa trên hoạt chất, nồng độ hàm lượng, dạng bào chế (mỡ/ kem/ lotion) mà còn phụ thuộc vào đuôi dẫn xuất của hoạt chất đó. Đó là lý do kể cả cùng một hoạt chất, cùng một nồng độ hàm lượng chỉ khác nhau ở đuôi dẫn xuất mà sản phẩm này được xếp vào nhóm OTC (thuốc không cần đơn), chế phẩm kia lại được xếp vào thuốc kê đơn (phải có toa bác sĩ mới được bán) như EMOVATE (Clobetasone Butyrat 0.05% – OTC) và DERMOVATE (Clobetasone Propionate 0.05%).

Việc sử dụng corticoid dùng ngoài không được khuyến khích với các trường hợp ngứa nghi ngờ do nấm hay chống viêm trong các vết thương hở, xuất huyết cũng như bôi trên mặt, đặc biệt đối tượng sử dụng là trẻ em. Do đó dược sĩ nhà thuốc cũng như khách hàng cần cân nhắc ưu tiên các giải pháp thay thế corticoid như chế phẩm dược mỹ phẩm SEBAMED, AVENT, MAXIBAC gel, VASELINE, LUCAS… cho nẻ, chàm; SUDOCREAM, SEBAMED, ADERMA, CHICCO, BUBCHEN, BEPANTHEN… cho hăm tả. Cũng cần lưu ý sử dụng các dung dịch kháng khuẩn an toàn như MAXIBAC SPRAY khi có dấu hiệu viêm nhiễm trước khi bôi các chế phẩm điều trị các bạn nhé!

————————

Bài viết được biên soạn bởi DSĐH Trần Thị Phương Trang – Giám đốc đào tạo MPR Academy. Mọi thông tin sao chép cần ghi rõ nguồn trong đầu bài viết.
? Đón xem các buổi LIVESTREAM của Dược Sĩ Phương Trang về những chủ đề tư vấn chăm sóc sức khỏe tại group TỦ THUỐC THÔNG THÁI https://www.facebook.com/groups/tuthuocthongthai
? Website: www.aloduocsi.com
☎ Hotline: 0988033572

Địa chỉ

234 Nguyễn Trãi, Q. Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline

0869 981 828

Fanpage

fb.com/nhathuocALODUOCSI

   

Hộ kinh doanh Nhà thuốc Aloduocsi, số 234 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Trung- Thanh Xuân – Hà Nội, Mã số thuế: 8126556985-001

Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh Dược phẩm số: 03-8188/DDKKDDD-HNO do Sở Y Tế TP Hà Nội cấp ngày:29/04/2021 Giấy phép đăng ký kinh doanh số: 1F8020912 do Phòng Tài chính – Kế hoạch Quận Thanh Xuân – TP. Hà Nội cấp ngày 04/02/2021 Người đại diện pháp luật: Nguyễn Xuân Tuyến ĐT: 0869981828

replica louis vuitton
0869981828
X
Add to cart